Archive
Cao pho 3
Tòa Giám mục Kontum Cáo Phó 3
“Chúa là nguồn Ánh Sáng và ơn Cứu độ của tôi”
CÁO PHÓ
Tòa Giám Mục Kontum,
và Tang quyến kính báo:
Linh mục CALISTÔ BÁ NĂNG LÝ
Sinh ngày 29 tháng 01 năm 1962
Tại Làng Kon Đâu Yop, xã Đăk Hring, Huyện Đăk Hà, Kontum
Cha Sở Giáo Xứ Kon H’Ring, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, tỉnh Kontum,
Thuộc Hạt Đăk Mót, Giáo phận Kontum
đã an nghỉ trong Chúa vào lúc 12 giờ 00 ngày 30 tháng 06 năm 2013,
tại Đăk Tô, Kontum
Hưởng dương 51 tuổi.
Nghi Lễ Nhập Quan lúc 15giờ00 Thứ Hai, ngày 01 tháng 07 năm 2013,
tại Nhà Thờ Kon H’Ring
Thánh Lễ An Táng vào lúc 07giờ00 sáng Thứ Ba, ngày 02 tháng 07 năm 2013
Tại Nhà Thờ Kon H’Ring, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, tỉnh Kontum,
Thuộc Giáo Hạt Đăk Mót, Miền Kontum, Giáo Phận Kontum
Ngài sẽ an nghỉ nơi phần mộ tại Nghĩa Trang Kon H’Ring.
Xin Cộng Đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Linh hồn Cha Calistô.
R.I.P.
@ Xin miễn phúng điếu, vòng hoa.
@ Xin Quý Cha mang lễ phục tím.
TIỂU SỬ
Linh mục Calistô Bá Năng Lý
Sinh ngày 29.01.1962, tại Đăk Hà, Kontum
Tên Cha: A Tel (+)
Tên Mẹ: Y Hoe
Hiện ở: Làng Kon Đâu Yop, xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, Kontum.
1975 – 1982: Học Phổ thông tại Nha Trang
1989 – 1992: Học Đại Học tại Nha Trang
1993 – 1999: Học Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang
2000 – 2001: Đi thực tế tại Giáo Phận Kontum
18.10.2001: thụ phong linh mục tại Kontum, do Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung.
2001 – 2003: Phụ tá linh mục Simon Phan Văn Bình
2003 – 2006: Phụ trách vùng Xê-đăng Đăk Tô, Kontum
2006 – 2013: Chánh Xứ Kon H’Ring, hạt Đăk Mót, Kontum.
12g00 ngày 30.6.2013: Ngài an nghỉ trong Chúa.
CÁO PHÓ
Văn phòng TGM xin kính báo:
“Chúa là nguồn Ánh Sáng và ơn Cứu độ của tôi”
CÁO PHÓ
Tòa Giám Mục Kontum,
và Tang quyến kính báo:
Linh mục CALISTÔ BÁ NĂNG LÝ
Sinh ngày 29 tháng 01 năm 1962
Tại Huyện Đăk Hà, Kontum
Cha Sở Giáo Xứ Kon H’Ring, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, tỉnh Kontum,
Thuộc Hạt Đăk Mót, Giáo phận Kontum
đã an nghỉ trong Chúa vào lúc 12 giờ 00 ngày 30 tháng 06 năm 2013,
tại Đăk Tô, Kontum
Hưởng dương 51 tuổi.
Chi tiết nghi lễ sẽ thông báo sau.
Xin Cộng Đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Linh hồn Cha Calistô.
R.I.P.
GPKONTUM (30.06.2013) KONTUM
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 20/6 -28/6/2013
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 20/6 -28/6/2013
Nguồn :VietCatholic News- Youtubes
GPKONTUM (01.07.2013) KONTUM
Hiệp nhất Kitô giáo là điều cấp bách
Hiệp nhất Kitô giáo là điều cấp bách
WHĐ (28.06.2013) – “Việc tìm kiếm hiệp nhất là điều cấp bách mà các Kitô hữu không được trốn tránh”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên vào sáng hôm nay thứ Sáu, 28-06, với phái đoàn Tòa Thượng phụ Constantinopolis đến thăm Roma nhân dịp lễ hai Thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. “Hơn bao giờ hết, các Kitô hữu phải cùng nhau làm chứng trong một thế giới đói khát chân lý, tình yêu, hy vọng, hòa bình và hiệp nhất”.
Trong lời mở đầu ngỏ với phái đoàn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhìn nhận rằng sự hiện diện của phái đoàn Giáo hội Chính thống là dấu chỉ của mối liên kết sâu xa, hiệp nhất Giáo hội Constantinopolis với Giáo hội Roma trong đức tin, đức cậy, và đức mến.
Năm nay đoàn đại biểu Chính thống giáo do Đức Tổng giám mục Ioannis Zizioulas – Tổng giám mục Pergamo dẫn đầu. Đức Tổng giám mục Zizioulas hiện là đồng chủ tịch –cùng với Đức hồng y Kurt Koch–, Ủy ban quốc tế đối thoại thần học giữa hai Giáo hội Công giáo và Chính thống. Đức Thánh Cha đã bày tỏ vui mừng về truyền thống trao đổi các đoàn đại biểu giữa hai Giáo hội nhân dịp lễ Thánh bổn mạng của nhau, truyền thống này đã có từ năm 1969. Sự gặp gỡ cá nhân là điều cần thiết để đi đến hiệp nhất.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã hoan nghênh công việc của Ủy ban đối thoại – hiện đang xem xét một vấn đề tế nhị và rất quan trọng: mối tương quan về mặt thần học và giáo hội học giữa Tối thượng quyền và tính Công nghị (synodality) trong đời sống Giáo hội. Về điều này Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận rằng chính Giáo hội Công giáo đã bắt đầu suy tư về ý nghĩa của tính giám mục đoàn và truyền thống Công nghị vốn là đặc trưng của các Giáo hội Chính thống. Theo ngài, không nên sợ sự gặp gỡ và đối thoại đích thực. Gặp gỡ và đối thoại đích thực không làm chúng ta xa rời sự thật, trái lại, còn dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn. Miễn là đừng tìm kiếm một nền thần học tối giản đưa đến sự thỏa hiệp.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã xin đoàn đại biểu Giáo hội Chính thống cầu nguyện cho ngài và sứ vụ của ngài: “Tôi cần sự cầu nguyện biết bao!” Trong một cử chỉ chưa từng có, cách nay ba tháng Đức Thượng phụ Bartholomaios I đã tham dự Thánh lễ khai mạc triều đại giáo hoàng mới của Đức Thánh Cha Phanxicô.
(Theo Vatican Radio, 28-06-2013)
Minh Đức
Nguồn :WHĐ
GPKONTUM (01.07.2013) KONTUM
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô và trao dây pallium cho các tân Tổng giám mục
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô
và trao dây pallium cho các tân Tổng giám mục
WHĐ (29.06.2013) – Vào lúc 9g30 sáng nay, thứ Bảy 29-06, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ tế Thánh lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha cũng trao dây pallium cho các tân Tổng giám mục chính tòa đã được bổ nhiệm từ sau ngày lễ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô năm trước.
Dây pallium là biểu tượng của sự hiệp thông với Đức Thánh Cha. Dây pallium được dệt từ lông cừu được xén vào ngày 21-01 là ngày lễ kính Thánh tử đạo Agnes (tên của vị thánh này cũng có nghĩa là cừu).
Năm nay có 34 Tổng giám mục chính tòa nhận dây pallium do Đức Thánh Cha trao. Riêng Đức Tổng giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng – Tổng giám mục Huế, Việt Nam, sẽ nhận dây pallium tại Tổng giáo phận Huế từ tay Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Đức Thánh Cha.
Trong số các vị nhận dây pallium hôm nay tại Vatican, cũng có Đức Tổng giám mục Mario Aurelio Poli, người kế nhiệm Đức hồng y Bergoglio –nay là Đức Thánh Cha Phanxicô– trong chức vụ Tổng giám mục Buenos Aires.
Nghi thức trao dây pallium được cử hành ngay trước khi bắt đầu Thánh lễ, thay vì sau bài giảng, như đã được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI quyết định áp dụng từ năm ngoái, để tránh hiểu lầm rằng đây là một bí tích.
Đặc biệt, Thánh Lễ này còn có sự tham dự của phái đoàn Tòa Thượng phụ Constantinopolis, đang ở thăm Roma nhân dịp lễ kính hai Thánh tông đồ Phêrô và Phaolô.
Phụ trách phần thánh ca là ca đoàn Nhà nguyện Sistine cùng với Đoàn hợp xướng giọng nam lừng danh của Giáo hội Tin lành Luther ở Leipzig là Thomanerchor. Thomanerchor từng được nhà soạn nhạc Johann Sebastian Bach chỉ huy trong suốt 27 năm và vừa mừng kỷ niệm 800 năm thành lập vào năm ngoái.
Trong bài giảng lễ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến nhiệm vụ đặc biệt của thừa tác vụ Phêrô là “củng cố các tín hữu”. Nhưng củng cố về những gì? Đức Thánh Cha nêu ra 3 điểm:
– Củng cố trong đức tin
Phúc âm nói về lời tuyên xưng của Thánh Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Lời tuyên xưng này không phải của ngài nhưng do Cha trên trời mặc khải cho. Vì lời tuyên xưng này, Chúa Giêsu trả lời: “Anh là Phêrô, và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (câu 18). Bất cứ khi nào chúng ta để cho những suy nghĩ, tình cảm của chúng ta hay để cho lý luận của quyền năng nhân loại chiếm ưu thế, mà không cho để cho đức tin, cho Thiên Chúa dạy dỗ và hướng dẫn, khi ấy chúng ta sẽ trở nên những tảng đá cản trở. Niềm tin vào Chúa Kitô chính là ánh sáng soi dẫn cuộc đời chúng ta, là các Kitô hữu hay thừa tác viên trong Giáo hội.
– Củng cố trong tình yêu
Trong bài đọc thứ hai, chúng ta đã nghe những lời cảm động của Thánh Phaolô: “Tôi đã chiến đấu trong cuộc chiến cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin” (2Tm 4,7). Nhưng cuộc chiến này là gì? Đó không phải là một cuộc chiến với thứ vũ khí của con người mà đáng buồn thay luôn gây ra cảnh máu đổ trên khắp thế giới, nhưng là cuộc chiến tử đạo. Thánh Phaolô chỉ có một vũ khí, đó là sứ điệp của Chúa Kitô và cả cuộc đời của thánh nhân như món quà dâng cho Chúa Kitô và cho tha nhân. Giám mục Roma được kêu gọi sống và củng cố anh chị em mình trong tình yêu ấy, yêu Chúa Kitô và tha nhân, yêu thương không phân biệt, không giới hạn.
– Củng cố trong sự hiệp nhất
Dây pallium là biểu tượng của sự hiệp thông với người kế vị Thánh Phêrô, “là nguyên lý và nền tảng trường tồn và hữu hình của sự hiệp nhất trong đức tin và của sự hiệp thông” (Lumen Gentium, 18). Dây pallium, một khi là dấu chỉ sự hiệp thông với Giám mục Roma và với Giáo hội hoàn vũ, cũng mời gọi các giám mục trở nên tôi tớ phục vụ tình hiệp thông.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha kết luận: Tuyên xưng Chúa bằng cách để Thiên Chúa dạy dỗ mình, tiêu hao chính mình vì yêu mến Chúa Kitô và Tin Mừng của Người, trở nên tôi tớ của sự hiệp nhất. Đó là những nhiệm vụ mà hai Thánh tông đồ Phêrô và Phaolô ủy thác cho mỗi người chúng ta, để mỗi người Kitô hữu cũng sống những điều ấy.
Minh Đức
Nguồn : WHD
GPKONTUM (01.-7.2013) KONTUM
Giáo Hội là Đền thờ của Thiên Chúa
Giáo Hội là Đền thờ của Thiên Chúa
Giáo Hội là “nhà của Thiên Chúa”, là đền thờ tinh thần mà chính Chúa Kitô, Đền Thờ sống động của Thiên Chúa Cha, xây dựng, trong đó có Chúa Thánh Thần ở, linh hoạt, hướng đẫn và nâng đỡ, và chúng ta là các viên đá sống động.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với 100.000 tín hữu và du khách hành hương 5 châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 26-6-2013 tại Quảng trường Thánh Phêrô.
QUYẾT LIỆT – TN CN 13C Ngày 30. 6. 2007. 1V 19,16b.19-21; Gl 5, 1.13-18; Lc 9, 51-62
TN CN 13C Ngày 30. 6. 2007. 1V 19,16b.19-21; Gl 5, 1.13-18; Lc 9, 51-62
QUYẾT LIỆT
.
Các bài đọc phụng vụ hôm nay cũng như tuần 12C Thường niên để lại cho chúng ta một sứ điệp rất thường gặp trong Lịch sử Cứu độ. Sứ điệp thế nầy: cứ mỗi lần Thiên Chúa kêu gọi một ai đó để trao cho họ một sứ mệnh, thường tạo nên mối căng thẳng, một sự sụp đổ, một cắt đứt với quá khứ, một đảo lộn cuộc sống xem ra bất thuận lợi cho người được kêu gọi. Cần phải có tự do nội tâm để sẵn sàng đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa. Thật đúng cho trường hợp tiên tri Elia, trước khi được rước lên trời, ông đã ném chiếc áo choàng của mình lên người Êlisa, ông nầy đang cầy ruộng với 12 cặp bò. Ném chiếc áo lên ai là dấu chỉ tuyển chọn người đó. Ông Êlisa hiểu ý và “bỏ cặp bò cày lại, xin về từ giả gia đình rồi theo Êlia. Ông Ê-li-sa bắt cặp bò giết làm lễ tế, lấy cày làm củi nấu thịt đãi người nhà. Rồi ông đứng dậy, đi theo ông Êlia” (x. Bài Đọc 1. 1V 19,16b.19-21). Một hành động đáp trả quyết liệt, cắt đứt với quá khứ, bỏ nghề cũ, bước vào cuộc sống mới. Đốt quá khứ nông dân định canh định cứ, khởi đầu sống đời tiên tri lang bạt, rày đây mai đó.
Tình huống nầy cũng giống như khi Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ trên bờ hồ Tibêria, các môn đệ đã bỏ chài lưới, gia đình và đi theo Người. Và càng đúng hơn nữa đối với vị Tiên Tri tuyệt hảo là Đức Giêsu Kitô, khi đến giờ, Người quyết liệt lên Giêrusalem để hoàn tất những gì sứ mệnh cứu thế đòi hỏi. Sứ mệnh lm theo ý Thin Cha chứ khơng theo sở thích của mình.
Một khúc quanh lịch sử trong sứ mệnh của Đức Giêsu: thời điểm xảy ra lúc Người rao giảng tại Galilê, Người nhất quyết lên đường đi Giêrusalem (Lc 9, 51). Một sự dứt khoát nội tâm, không ngại chạm trán với quyền bính của hàng lãnh đạo tại Giêrusalem, thành phố nổi tiếng giết chết các tiên tri. Va chạm đầu tiên trên đường đi là sự từ chối đón nhận của dân làng Samari theo đa thần giáo, mở màn cho những từ chối khác đến từ các đối phương của Chúa Giêsu. Ngay cả khi bị khước từ, Đức Giê-su cũng từ chối dùng biện pháp mạnh, gây áp lực hay dùng bạo động: Người từ chối gọi lửa trời xuống can thiệp (x. Lc 9, 55). Bất chấp mọi hiểm nguy rình rập từ phía các biệt phái, ký lục, và ngay cả các môn đệ cũng can gián Người đi lên Giêrusalem. Ý thức cao độ sứ điệp và lời rao giảng của mình làm xáo trộn thế gian, Người nói: “Chồn có hang, chim có tổ, nhưng Con người không có chỗ tựa đầu” (Tin Mừng Lc 9, 58). Quả thật Người sẽ tìm được chỗ vừa ý trên thập giá, xem ra bất thuận lợi, tuy nhiên đó là dấu chỉ của chống đối, của thất bại nhưng lại là điểm cao của Tình Yêu chiến thắng. Người đã từ chối con đường dễ dàng và đã chọn con đường hẹp, con đường ít người qua lại, con đường gồ ghề, con đường thập tự. Người đã quở trách các môn đệ xin lửa trời xuống đốt làng Samari và có phản ứng hiền lành “Thầy trò đi sang làng khác”. Thập giá như cửa khẩu tất yếu nhập cảnh vào Nước Trời. Chính vì vậy mà giờ tử nạn cũng là giờ tôn vinh.
Chúa Giêsu cũng sẽ từ chối xin mười hai cơ binh thiên thần can thiệp giải thoát khỏi cuộc Thương khó, cũng như sẽ từ chối xuống khỏi thập giá theo lời đề nghị của xa-tan vào ngày Thứ Sáu thánh. Khác với thái độ quyết liệt của Êlisa, và của các môn đệ muốn nối gót theo Chúa Giêsu, những ai xin về chôn cất cha rồi mới theo Chúa, Đức Giê-su phán một câu dứt khoát: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết” (Lc 9, 60). Lựa chọn theo Đức Giêsu đòi hỏi sự dứt khoát như Người đã quả quyết lên Giêrusalem, tức lên thập giá để hoàn tất sứ mệnh của mình.
Lạy Chúa Giêsu, con theo Chúa đã lâu nhưng không dứt khoát lắm, nhất là trong sống đạo, trong tuyên xưng đức tin và trong thi hành đức bác ái. Con đeo Chúa nơi túi xách, nơi cổ, nơi bông tai như đồ trang sức mà quên đi phải dứt khoát theo Chúa trên đường thập giá. Amen
Lm. Louis Gonzaga NGUYỄN QUANG VINH
CHÁNH XỨ GX. PHƯƠNG HÒA – KONTUM