Archive

Archive for March, 2013

Lễ Vọng Phục sinh tại Vatican & Giêrusalem

31/03/2013 Leave a comment

Lễ Vọng Phục sinh tại Vatican & Giêrusalem

 

.

 

GPKONTUM (31.03.2013) KONTUM

Ngày Lễ Dầu tại Giáo xứ An Khê (27.03.2013) – Bài Giảng của Đức Giám Mục Micae

31/03/2013 Leave a comment

Ban mục vụ Truyền thông xin gởi đến quí gia đình Truyền thông trong giáo phận: 

Ngày Lễ Dầu tại Giáo xứ An Khê (27.03.2013) – Giáo phận Kontum.

 Phần Bài Giảng của Đức Cha  Micae, Giám Mục Giáo phận Kontum.

GPKONTUM ( 31.03.2013) KONTUM

XIN KÍNH MỜI

.

NĂM ĐỨC TIN VÀ LỄ TRUYỀN DẦU TẠI GIÁO PHẬN KON TUM 27.03.2013

29/03/2013 Leave a comment

Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum xin gởi đến quí gia đình truyền thông trong Giáo phận KÝ SỰ NHANH  của chính ngày LỄ DẦU (27.03.2013) tại Giáo xứ An Khê, Giáo phận Kontum.

GPKONTUM (29.03.2013) KONTUM.

XIN KÍNH MỜI

.

NĂM ĐỨC TIN VÀ LỄ TRUYỀN DẦU

TẠI GIÁO XỨ AN KHÊ GIÁO PHẬN KON TUM

 

  • Ngày Lễ đã đến…. Sáng 27-03-2013.

 image001

Không biết đêm qua có nghỉ được chút nào không, mà sáng nay người ta đã nghe thấy tiếng Cha Sở Giuse Phạm Minh Công vang lên trên máy phóng thanh từ ngay lúc 4h sáng để hướng dẫn Giáo Dân từ các Giáo Xứ, các làng xa đang lũ lượt tiến vào cổng với niềm hân hoan  và tự tin … đi tìm khu vực dành cho…mình.

Các Nữ Tu, các Giáo Dân có trách nhiệm đặc biệt về mặt nào thì cẩn thận nhìn ngó lại mặt ấy…

 image003

 

Đúng là mọi sự đã sẵn sàng!

 

Bây giờ là 5h sáng. Buổi sáng của An Khê thật thanh bình! Tuy trời còn mờ mờ nhưng cũng đủ sáng để mọi người nhận ra được nhau… mặt ai cũng tươi rực lên niềm vui thánh thiện của người con Chúa!

XIN XEM TIẾP…

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 22-28/3/2013

28/03/2013 Leave a comment

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 22-28/3/2013

 

 

.

ÁNH SÁNG BỪNG TỎA

28/03/2013 Leave a comment

ÁNH SÁNG BỪNG TỎA

LỄ PHỤC SINH

Đức Giêsu đã an nghỉ trong mộ. Ngôi mộ nằm im lìm như trăm ngàn ngôi mộ khác. Thân xác Người nằm trong mộ như hạt lúa ủ trong lòng đất. Có ai nghe được tiếng hạt giống cựa mình? Có ai thấy được một mầm non đang nhú?

Trước khi rời nghĩa trang, các phụ nữ đã có ý nhìn xem nơi người ta đặt xác Đức Kitô, Thầy dấu yêu của họ. Mong mau hết ngày hưu lễ, họ sẽ trở lại xức dầu thơm theo đúng nghi lễ. Họ im lặng canh thức và mua hương liệu chuẩn bị. Đêm dài quá! Họ chỉ mong trời mau sáng. Họ thấp thỏm không ngủ được. Họ chỉ nghĩ đến ngôi mộ, với xác thân của Thầy nằm đó.

XIN XEM TIẾP…

NĂM ĐỨC TIN VÀ LỄ TRUYỀN DẦU TẠI GIÁO PHẬN KON TUM (27.03.2013)

27/03/2013 Leave a comment

NĂM ĐỨC TIN VÀ LỄ TRUYỀN DẦU

TẠI GIÁO PHẬN KON TUM

trangbia 

 

           Khi đọc được thông báo từ Văn Phòng Tòa Giám mục cho biết Đức Giám Mục Giáo Phận đã chọn Nhà Thờ An Khê để cử hành Thánh Lễ Truyền Dầu Năm 2013 này với lý do là “để nhiều anh chị em ở vùng sâu vùng xa có dịp tham dự các ngày lễ lớn trong Năm Phụng vụ…”; đã có rất nhiều cảm nhận và suy nghĩ khác nhau.

Người thì phấn khởi vui mừng và gật gù đồng ý với Đức Cha khi nghĩ đến những anh chị em Giáo Dân tận những làng Plei Bông, Đăk Pnan -Kon Thụp, hay tận những làng của Huyện Kông Chro rừng núi hoặc Bon-Nu B, Phú Túc ở mãi Krông Pa xa tắp..! Bao nhiêu là Giáo Dân… nhưng không biết những ai may mắn được vào số tuyển chọn đi dự Lễ Trọng … ở mãi tận… An Khê! Những ai cả đời chưa bao giờ có được cơ hội tham dự Lễ Dầu, những ai sẽ được nhìn thấy đông đảo Quý Cha, những ai sẽ được ngồi vào những hàng ghế danh dự của Ngôi Thánh Đường mới mẻ, uy nghi … vừa được khánh thành cách đây chưa đầy một năm!

Có người khác lại nghĩ rằng khi quyết định chọn Nhà Thờ An Khê, chắc là Đức Cha đã động lòng vì câu nói của Đức Tổng Giám mục Léopoldo Girelli trong lần viếng thăm vừa rồi rằng  “Ngài thông cảm và thương các Giáo Dân tại vùng An Khê này vì họ ở quá xa Toà Giám mục…”   

XIN XEM TIẾP…

Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc Tuần Thánh

26/03/2013 Leave a comment

image001.

Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc Tuần Thánh

WHĐ (25.03.2013) – Hôm qua 24-03, Chúa nhật Lễ Lá, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khai mạc Tuần Thánh tại Quảng trường Thánh Phêrô với nghi thức Rước lá và Thánh lễ. Có khoảng 250 ngàn người tham dự.

Năm nay là năm thứ 13 liên tiếp, các cây ô-liu trang hoàng Quảng trường Thánh Phêrô và các nhành ô-liu cho các tín hữu tham dự Thánh lễ là quà tặng của vùng Puglia, Italia. Hoa trên bàn thờ được trang trí để diễn tả năm châu lục. Hai cây ô-liu có tuổi thọ hai trăm năm được đặt dưới chân hai bức tượng Thánh Phêrô và Thánh Phaolô ở Quảng trường sẽ được đem trồng trong Vườn Vatican sau Thánh Lễ.

image001Phụng vụ bắt đầu lúc 9g15 với nghi thức Rước lá; đoàn rước có 620 người gồm các hồng y, giám mục, linh mục, phó tế và các giáo dân – cả thiếu nhi. Theo truyền thống có từ 500 năm nay, 2.000 cành cọ được lấy từ các thị trấn San Remo và Bordigherathuộc vùng Liguria, Tây-Bắc Italia.

Ca đoàn và cộng đoàn hát Hosanna trong khi Đức Thánh Cha tiến vào quảng trường. Khi đến đài tháp, ngài dừng lại, làm phép các cành cọ và ô liu của cộng đoàn. Sau đó cuộc rước lá tiếp tục đến bàn thờ đặt ở tiền sảnh Vương cung thánh đường. Đức Thánh Cha cầm một cành cọ dài ba mét, được trang trí một cách nghệ thuật, tượng trưng Thiên Chúa Ba Ngôi.

Đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức hồng y Agostino Vallini, Giám quản giáo phận Roma, Đứchồng y Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Giáo dân; và Đức Tổng giám mục Filippo Iannone, O. Carm, Phó giám quản giáo phận Roma.

Sau bài Thương khó do ba thầy phó tế công bố, Đức Thánh Cha đã giảng lễ. Trong bài giảng, ngài nêu ra ba từ chìa khoá: niềm vui, Thánh giá và người trẻ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặc biệt nhấn mạnh đến sứ vụ rao giảng Tin Mừng của người trẻ,ngài nhắc lại rằng Chúa nhật Lễ Lá cũng là Ngày Giới Trẻ, do Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II khởi xướng. Ngài khuyến khích các bạn trẻ hăng hái bước theo Chúa Kitô, hẹn sẽ gặp họ ởRio, Brazil, trong Đại hội Giới trẻ Thế giới sắp tới.

Ngài khuyến khích các bạn trẻ hãy thuyết phục thế giới rằng bước theo Chúa Kitô và loan báo sứ điệp của Người đến tận cùng trái đất là một điều thật tốt đẹp.

Sau Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin với cộng đoàn tín hữu và ngài còn đi một vòng Quảng trường để chào thăm các đoàn hành hương.

image005

 

image007

image009

image011

(Theo VIS)

 Minh Hòa

NGUỒN : HDGMVN

GPKONTUM (26.03.2013) KONTUM

Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Lễ Lá đầu tiên

25/03/2013 Leave a comment

Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Lễ Lá đầu tiên

.

image001VATICAN – 250.000 tín hữu đã tham dự Lễ Lá đầu tiên do ĐTC Phanxicô cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô sáng Chúa Nhật 24-3-2013. Ngài kêu gọi các tín hữu vượt thắng sầu muộn và hẹn gặp các bạn trẻ tại Ngày Quốc tế Giới trẻ vào tháng 7 năm nay tại Rio de Janeiro, Brazil.

 Buổi lễ bắt đầu với nghi thức làm phép lá diễn ra tại chân cây tháp bút ở giữa Quảng trường và cuộc rước lá tiếp đó: đi đầu là Thánh Giá nến cao, 400 bạn trẻ cầm các ngành ôliu, rồi đến đoàn 100 giám chức và linh mục, 50 giám mục và 30 yồng y. Hai hồng y phó tế phụ giúp ĐTC là ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, và ĐHY Mauro Piacenza, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, và 4 hồng y, giám mục đồng tế.

 Các vị cũng như ĐTC cầm những cành lá được kết lại rất nghệ thuật, đi rước tiến lên bàn thờ trên thềm của Đền thờ, trong khi 2 ca đoàn gồm gần 300 người đảm nhận phần thánh ca.

Bài giảng của ĐTC

 Trong bài giảng sau bài thương khó do 3 phó tế công bố, ĐTC đã lần lượt quảng diễn 3 ý tưởng chính: niềm vui, thập giá và người trẻ. Ngài nói:

 1. Chúa Giêsu vào thành Jerusalem. Đám đông các tín hữu hân hoan tháp tùng ngài, họ trải áo choàng trước Ngài, người ta nói về những việc lạ lùng Ngài đã thực hiện, một tiếng kêu ngợi khen trổi lên: “Chúc tụng đến đang đến, là vua, nhân danh Chúa. Hòa bình trên trời và vinh danh trên các tầng trời cao” (Lc 19,38).

Đám đông, hân hoan, ngợi khen, chúc tụng, an bình: đó là một bầu không khí vui mừng mà ta cảm nghiệm. Chúa Giêsu đã thức tỉnh trong tâm hồn bao nhiêu hy vọng nhất là nơi những người khiêm hạ, đơn sơ, nghèo khổ, bị lãng quên, những người không đáng kể gì trước mắt thế giới. Ngài đã biết cảm thông những lầm than của con người, đã tỏ khuôn mặt từ bi của Thiên Chúa, đã cúi mình chữa lành xác hồn.

 Đó là Chúa Giêsu. Đó là con tim của Ngài nhìn đến tất cả chúng ta, nhìn những bệnh tật của chúng ta, tội lỗi của chúng ta. Đó là tình thương lớn lao của Chúa Giêsu. Và thế là ngài đi vào thành Jerusalem với tình thương ấy, và nhìn tất cả chúng ta. Đó là một cảnh tượng thật đẹp: đầy ánh sáng, ánh sáng tình thương của Chúa Giêsu, của trái tim Ngài, đầy vui mừng và hân hoan như ngày lễ hội.

Đầu Thánh lễ, chúng ta cũng lặp lại điều đó. Chúng ta đã vẫy các cành lá. Cả chúng ta cũng đón tiếp Chúa Giêsu: cả chúng ta cũng bày tỏ niềm vui được tháp tùng Ngài, biết Ngài gần kề, hiện diện trong và giữa chúng ta, như một người bạn, một người anh, và cũng như một vị vua, nghĩa là như ngọn đèn pha sáng ngời trong đời sống chúng ta. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng Ngài đã hạ mình đồng hành với chúng ta. Ở đây Ngài soi sáng cho chúng ta trên đường đi. Và đó là lời đầu tiên mà tôi muốn nói với anh chị em: đó là vui mừng! Anh chị em đừng bao giờ là những người nam nữ buồn sầu: một Kitô hữu không bao giờ có thể như vậy! Anh chị em đừng bao giờ để cho nản chí thất vọng chiếm đoạt! Niềm vui của chúng ta không phải là niềm vui phát sinh từ sự sở hữu bao nhiêu của cải, nhưng nảy sinh từ cuộc gặp gỡ một Nhân Vật là Chúa Giêsu, từ sự biết rằng với Ngài, không bao giờ chúng ta lẻ loi, cả trong những lúc khó khăn, cả khi đường đời chúng ta gặp phải những vấn đề và chướng ngại có vẻ không thể vượt qua nổi, và có bao nhiêu chướng ngại như thế! Và trong lúc này kẻ thù đến, ma quỉ đến, bao nhiêu lần nó đội lốt thiên thần, tinh quái nói với chúng ta những lời của nó. Anh chị em đừng nghe nó! Chúng ta hãy theo Chúa Giêsu! Chúng ta tháp tùng, theo Chúa Giêsu, nhưng nhất là chúng ta biết rằng Ngài tháp tùng chúng ta và vác chúng ta lên vai: đây chính là niềm vui của chúng ta, niềm hy vọng mà chúng ta phải mang vào thế giới này. Và xin anh chị em đừng để lấy mất niềm hy vọng! Đừng để niềm hy vọng bị đánh cắp! Niềm hy vọng mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta.

2. Lời thứ hai. Tại sao Chúa Giêsu vào thành Jerusalem, hay đúng hơn: Chúa Giêsu vào thành Jerusalem như thế nào? Đám đông dân chúng hoan hô Ngài như vị Vua. Và Ngài không chống lại, không bảo họ im đi (x. Lc 19,39-40). Nhưng Chúa Giêsu là loại Vua nào? Chúng ta hãy nhìn Ngài: Ngài cưỡi một con lừa con, không có đoàn tùy tùng đi theo, không có một binh đoàn biểu tượng quyền lực. Những kẻ đón tiếp Ngài là những người dân khiêm hạ, đơn sơ, những người có cảm thức nhìn thấy nơi Chúa Giêsu một cái gì hơn nữa, họ có cảm thức đức tin, thấy rằng: Vị này là Đấng Cứu Thế. Chúa Giêsu không vào Thành Thánh để nhận vinh dự dành cho các vua trần thế, cho kẻ có quyền bính, cho kẻ thống trị; Ngài vào thành để chịu đánh đòn, lăng mạ và xúc phạm, như Isaia đã báo trước trong Bài đọc I (x. Is 50,6); Ngài vào để chịu mão gai, một cái gậy, một áo choàng đỏ, vương quyền của Ngài là đối tượng cho sự nhạo cười; Ngài vào để bước lên đồi Canvê vai vác khổ giá. Và đây lời thứ hai: Thập Giá.

Chúa Giêsu vào thành Jerusalem để chịu chết trên Thập Giá. Và chính tại đó, bản chất vua của Ngài theo Thiên Chúa chiếu toả rạng ngời: Ngai vàng của Ngài là cây gỗ Thập Giá! Tôi nghĩ đến điều ĐGH Bênêđictô XVI đã nói với các hồng y: Anh em là những hoàng thân, nhưng là hoàng thân của một vị Vua chịu đóng đinh. Thập giá là ngai vàng của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu mang lấy Thập Giá trên mình. Nhưng tại sao lại Thập Giá? Tại sao? Chúa Giêsu vác lấy trên mình sự ác, sự nhơ bẩn, tội lỗi của trần thế, cả tội chúng ta nữa, và Ngài tẩy rửa, thanh tẩy bằng máu của Ngài, với lòng từ bi, tình thương của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhìn xung quanh: bao nhiêu vết thương mà sự ác gây ra cho nhân loại! Chiến tranh, bạo lực, xung đột kinh tế gây thiệt hại cho kẻ yếu thế nhất, sự khao khát tiền bạc, mà rồi không ai có thể mang theo với mình, phải để lại nó. Bà nội tôi thường nói với chúng tôi khi còn bé: khăn liệm xác không có túi. Lòng yêu mến tiền bạc, quyền hành, tham nhũng, chia rẽ, những tội ác chống lại sự sống con người và chống lại công trình sáng tạo! Và các tội lỗi cá nhân chúng ta: những thiếu sót trong việc yêu mến và kính trọng Thiên Chúa, đối với tha nhân, và với toàn thể công trình tạo dựng. Chúa Giêsu trên thập giá cảm thấy tất cả gánh nặng của sự ác và với sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, Ngài chiến thắng chúng, đánh bại chúng trong cuộc phục sinh của Ngài. Thập giá Chúa Kitô được đón nhận với tình thương không bao giờ đưa tới sầu muộn, nhưng dẫn đến niềm vui, niềm vui được cứu độ, và làm một túi nhỏ, túi mà ngài đã làm trong ngày Ngài chịu chết.

3. Hôm nay tại Quảng trường này có bao nhiêu là người trẻ: từ 28 năm nay, Chúa Nhật Lễ Lá là Ngày Quốc tế Giới trẻ! Và đây là lời thứ ba: Người trẻ! Các bạn trẻ thân mến, tôi đã nhìn thấy các bạn trong cuộc rước, khi các bạn đi vào; tôi tưởng tượng ra các bạn đang vui mừng quanh Chúa Giêsu, vẫy những cành ôliu: tôi mường tượng các bạn hô tên Chúa và biểu lộ niềm vui được ở với Chúa! Các bạn có một phần quan trọng trong đại lễ đức tin! Các bạn mang cho chúng tôi niềm vui đức tin và nói với chúng tôi rằng chúng ta phải sống đức tin với một tâm hồn tươi trẻ, luôn luôn, cả khi chúng ta 70, 80 tuổi! Trái tim trẻ trung! Với Chúa Kitô, trái tim không bao giờ già nua! Nhưng tất cả chúng ta biết điều đó và các bạn biết rõ rằng Vị Vua mà chúng ta đi theo và tháp tùng chúng ta là Vị rất đặc biệt: Ngài là Vị Vua yêu thương đến độ chấp nhận Thập Giá và Ngài dạy chúng ta phục vụ, yêu thương. Và các bạn không xấu hổ vì Thập Giá của Chúa! Trái lại, các bạn hãy ôm lấy Thập Giá, vì các bạn hiểu rằng chính trong sự hiến thân, chính trong sự ra khỏi chính mình, mà ta được niềm vui đích thực và chính nhờ tình thương mà Thiên Chúa chiến thắng sự ác. Các bạn mang Thập Giá lữ hành qua mọi đại lục, qua những nẻo đường của Thế Giới! Hãy mang Thập Giá đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Các con hãy đi và làm cho mọi dân nước thành môn đệ” (x. Mt 28,19), như chủ đề của Ngày Quốc tế Giới trẻ năm nay. Các bạn hãy mang Thập Giá để nói với tất cả mọi người rằng trên Thập Giá, Chúa Giêsu đã phá đổ bức tường thù hận, phân cách con người và các dân tộc, và đã mang sự hoà giải và an bình. Các bạn thân mến cả tôi cũng lên đường với các bạn, từ hôm nay, theo vết Chân phước Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI. Nay chúng ta gần giai đoạn cuối cùng của cuộc đại lữ hành của Thập Giá. Tôi vui mừng nhìn về tháng 7 tới, tại Rio de Janeiro! Tôi hẹn các bạn tại thành phố lớn ấy ở Brazil! Các bạn hãy chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là chuẩn bị tinh thần trong các cộng đoàn của các bạn, để cuộc gặp gỡ ấy là một dấu chỉ đức tin cho toàn thế giới. Các bạn trẻ phải nói với thế giới: theo Chúa Giêsu thật là điều tốt đẹp; thật là tốt lành khi đồng hành với Chúa Giêsu; sứ điệp của Chúa Giêsu thật là tốt đẹp; thật là tốt khi ra khỏi chính mình, đi tới các khu ngoại ô của thế giới và của cuộc sống để mang Chúa Giêsu! Có 3 lời là: vui mừng, thập giá và giới trẻ.

ĐTC kết luận: Chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ dạy chúng ta niềm vui được gặp gỡ với Chúa Kitô, tình yêu mà chúng ta phải nhìn Chúa dưới chân Thập Giá, niềm hăng say của tâm hồn trẻ trung mà chúng ta phải theo Chúa trong Tuần Thánh này và trong suốt cuộc đời chúng ta. Amen.

 

Cuối Thánh lễ, ĐTC đã chủ sự Kinh Truyền Tin. Trong lời huấn dụ ngắn, ngài mời gọi các tín hữu hãy khẩn cầu sự chuyển cầu của Mẹ Maria, xin Mẹ tháp tùng chúng ta trong Tuần Thánh. Xin Mẹ là Đấng đã theo Chúa Con trong niềm tin suốt con đường dẫn tới Canvê, giúp chúng ta bước theo Chúa, vác thập giá với niềm thanh thản và yêu thương, để đạt được niềm vui của Lễ Phục Sinh. Xin Đức Mẹ sầu bi đặc biệt nâng đỡ những người đang ở trong tình cảnh khó khăn. Tôi đặc biệt nghĩ đến những người đang bị bệnh lao phổi. Hôm nay là ngày thế giới chống bệnh này. Và hỡi các bạn trẻ quý mến, tôi đặc biệt phó thác cho Mẹ Maria các bạn và hành trình của các bạn tiến về thành Rio de Janeiro.

 

  ĐTC đã nói bằng nhiều thứ tiếng để cầu chúc các bạn trẻ lên đường bằng an.

 Cuối kinh Truyền Tin, ĐTC đã ban phép lành Toà Thánh cho tất cả mọi người.

G. Trần Đức Anh OP

Nguồn: RV

NGUỒN: Emty.org

GPKONTUM (25.03.2013) KONTUM

 

 

 

Thông báo đến Quý Cha về Thánh Lễ Dầu:

25/03/2013 Leave a comment

 

Thông báo đến Quý Cha về Thánh Lễ Dầu:

.

Kính thưa Quý Cha,

.

Văn Phòng Tòa Giám Mục xin kính thông báo đến Quý Cha về Thánh Lễ Dầu:
1. Địa điểm: Nhà Thờ An Khê, Hạt An Khê. Địa chỉ: 198 Quang Trung, thị xã An Khê, tỉnh Gialai.
 2. Thời gian: 5 giờ 30 sáng Thứ Tư ngày 27 tháng 03 năm 2013
3. Phẩm phục: xin Quý Cha đem theo áo Alba. Áo lễ trắng sẽ mặc đồng phục (cha Quản Lý đem xuống)
.
Xin cám ơn Quý Cha.
VPTGM kính thông báo.
Lm Luy Nguyễn Quang Hoa.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp gỡ Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI

24/03/2013 Leave a comment

Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp gỡ Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI

 

.

 

 

Khoảnh khắc hiệp thông sâu sắc giữa hai giáo hoàng

24/03/2013 Leave a comment

Khoảnh khắc hiệp thông sâu sắc giữa hai giáo hoàng

WHĐ (23.03.2013) – Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, SJ, đã gọi cuộc gặp gỡ sáng nay, thứ Bảy 23-03, tại Castel Gandolfo giữa Đức giáo hoàng Phanxicô và Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI là “một khoảnh khắc hiệp thông sâu sắc”. Sau đây là tuyên bố của cha Lombardi:

image002

Read more…

Nhà thờ Giáo xứ An Khê, thị xã An Khê, tỉnh Gia-lai – Giáo phận Kontum

23/03/2013 Leave a comment

Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận xin gởi đến quí gia đình truyền thông một kiểu ảnh ngôi Thánh đường mới được xây dựng của Giáo xứ An Khê – Giáo Phận Kontum và được thánh hiến ngày vào 01.05.2012. Ngoài ra, chúng tôi cũng xin đăng lên Trang Truyền thông của Giáo phận địa bàn hành chánh Giáo hạt An Khê, gồm 1 thị xã An Khê và 3 huyện : H. Kon K’Bang, H. Đăk Pơ và H. Kon Chro, có kèm theo thống kê cần thiết.

GPKONTUM (23.03.2013) KONTUM

XIN KÍNH MỜI

Nhà thờ Giáo xứ An Khê, thị xã An Khê – tỉnh Gialai 

 – Giáo phận Kontum –

 thánh hiến ngày 01.05.2012

An Khe 01

HAT AN KHE 02

AN KHÊ – NƠI GHI DẤU NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN CỦA CÁC VỊ THỪA SAI

23/03/2013 Leave a comment

AN KHÊ – NƠI GHI DẤU NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN

CỦA CÁC VỊ THỪA SAI

(tiếp theo và hết)

 GPKONTUM (23.03.2013) KONTUM

4.2.3. Phát triển trong gian nan

Năm 1923, Đức Cha  địa phận gởi cha Demeure Ngự về xây dựng lại họ đạo Chợ Đồn và coi luôn họ Ayound (vùng Mang-Giang, gần cầu Ayun  gia đình thầy Hiền, một thầy đã  giúp  xây dựng họ Ban-mê-thuột vào thập niên 20 và vùng Châu Khê, Plei Bông Mor ). Cha Demeure Ngự đã mua một số ruộng đất tại Chợ Đồn, An-Lợi (nay là Tân Lương), Đồng Găng (nay là vùng dười nhà thờ An-Khê một  ít. Tại vùng nầy còn có địa danh Ao Ông Cố) và An-Tập (nay là vùng An Quí, đi bộ vào độ 4 cây số). Ngài củng cố họ đạo, tu sửa nhà thờ. Ngài lâm bệnh nặng. Cộng đoàn báo tin cho  cha Bề Trên Kemlin Văn và Đức Cha Grangeon gởi lên An-Khê cha Labiausse, cha Cha Demeure được chuyển về Tòa Giám Mục (Quinhơn). Ngài qua đời đêm 20 tháng 12 năm 1928, chôn cất tại Làng Sông[1] .

XIN XEM TIẾP…

AN KHÊ – NƠI GHI DẤU NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN CỦA CÁC VỊ THỪA SAI

23/03/2013 Leave a comment

AN KHÊ – NƠI GHI DẤU NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN

CỦA CÁC VỊ THỪA SAI

(tiếp theo)

4. Lược sử các xứ đạo tại vùng An Khê và tương lai ngày mai

4.1. Giáo xứ An Khê

4.1.1. Giai đoạn khai sáng

Năm 1956, cha Lãng (Landrade) nguyên cha xứ Chợ-Đồn được Tòa Giám Mục cử về làm cha sở Chợ Đồn thay cha Anrê Phan Thanh Văn. Thời đó, Cha Lãng coi sóc cả khu vực An Khê, An Phong, An Qúy, An Lũy và Đồng Găng. Nhận thấy tại An Khê từ phía Đồng Găng xuống đến đèo An-Khê đã có khá nhiều giáo dân, nên ngài tình nguyên tới đó xây dựng cộng đoàn.

Năm 1959, họ đạo An Khê được thành lập với gần 100 gia đình công giáo do cha Lãng chánh xứ Chợ Đồn kiêm nhiệm. Vì chưa có nhà thờ nên cha Lãng đã mượng ngôi nhà của ông Antôn Bùi Thế Viện làm nhà nguyện (hiện này là nhà sô 128/1 đường Đỗ Trạc, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) nhưng chưa được bao lâu, ngài bị bệnh và trở về Pháp nghỉ.

XIN XEM TIẾP…

AN KHÊ – NƠI GHI DẤU NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN CỦA CÁC VỊ THỪA SAI

23/03/2013 Leave a comment

 

AN KHÊ – NƠI GHI DẤU NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN

CỦA CÁC VỊ THỪA SAI      

(tiếp theo)

3. Hành trình đưa Tin Mừng lên miền đất Tây Nguyên

Ngay khi đặt chân đến Nam Kỳ vào năm 1829, linh mục Étienne Cuénot đã nhận ra lợi ích của công việc truyền giáo, ngài đã tiến hành thám hiểm các đồng bằng sông Cửu Long và các con sông nhánh của nó là sông Bla, sông Pôkô và các đồng bằng thuộc nước Lào. Dân cư tập trung rất đông đúc ở bên bờ những con sông này và theo lời của lái buôn, cũng có những người theo đạo sống dọc các bờ sông đó[1].

image002

image003

XIN XEM TIẾP…

“AN KHÊ, NƠI GHI DẤU NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN CỦA CÁC VỊ THỪA SAI” TRÊN VÙNG TRUYỀN GIÁO TÂY NGUYÊN

22/03/2013 Leave a comment

Ban mục vụ Truyền thông giáo phận Kontum đã đăng trình lên Trang Blog của Giáo phận (ngày 16.08.2012) và sau đó một ngày trên trang Webs. của giáo phận nhà chuyên đề “LOAN BÁO TIN MỪNG” vùng Tây Nguyên, có tựa đề “AN KHÊ, NƠI GHI DẤU NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN CỦA CÁC VỊ THỪA SAI”  dưới dạng thức PDF.

Một số vị trong giáo phận nhà yêu cầu chúng tôi đăng trình đề tài này dưới dạng Word (DOC) để dễ xử dụng, vì đề tài này rất hữu ích cho những người muốn đào sâu hơn tuyến đầu trong công cuộc truyền giáo Tây nguyên (1848). 

Thật vậy, từ khi Thầy Sáu Do được gởi đến ở VÙNG ĐẤT AN SƠN THƯỢNG (AN KHÊ NGÀY NAY) đến nay đã 165 năm (1848-2013). Thầy đã dày công hy sinh tìm đường đưa lối cho các VỊ THỪA SAI LOAN BÁO TIN MỪNG CHO NGƯỜI ANH EM DÂN TỘC ÍT NGƯỜI NẰM SÂU PHÍA TÂY TRONG DÃY NÚI TRƯỜNG SƠN. Thật ra, đề tài “AN KHÊ, NƠI GHI DẤU NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN CỦA CÁC VỊ THỪA SAI” này chỉ là phát họa và còn giới hạn trong nhiều lãnh vực. Tuy nhiên chúng tôi cũng mong đóng góp phần nào để ANH EM TÍN HỮU HÂN HOAN ĐÓN MỪNG 100 NĂM, KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP TỈNH KONTUM (1913-2013). HƠN AI HẾT, ĐỐI VỚI CHÚNG TA LÀ NGƯỜI CÔNG GIÁO XÁC TÍN SÂU SẮC CÓ NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA CÁC VỊ THỪA SAI BẢN XỨ CŨNG NHƯ NGOẠI QUỐC ĐÃ ĐỔ NHIỀU CÔNG SỨC HY SINH CHO THÀNH QUẢ NÀY .

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quí vị đã đánh giá cao đề tài: “AN KHÊ, NƠI GHI DẤU NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN CỦA CÁC VỊ THỪA SAI“, vì thế Ban truyền thông chúng tôi xin đáp ứng yêu cầu của quí vị. Chúng tôi sẽ phân chia đề tài này ra nhiều đoạn để dễ đăng lên Trang Truyền thông Giáo phận hơn.

GPKONTUM (22.03.2013)KONTUM

XIN KÍNH MỜI.

.

AN KHÊ – NƠI GHI DẤU NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN

CỦA CÁC VỊ THỪA SAI

 

An Khê là vùng địa đầu trong công cuộc truyền giáo cho người dân tộc thiểu số. Đây là vùng đất mà thầy sáu Do đã đặt chân lên đầu tiên và từ đó hướng dẫn các vị thừa sai lên Kon Tum vào năm 1848. An Khê lúc bấy giờ được gọi là Tây Sơn Thượng. Ngày nay, vùng này bắt đầu từ đèo Mang Yang (phía Tây) đến hết đèo An-Khê phía đông gồm ba huyện: huyện Dak Pơ ( mới thành lập vào năm 2004), huyện K’ Bang (phía Bắc, vùng đất các thừa sai tiên khởi lên vùng Kontum) và huyện Kon Chro (phía nam, có đường đến Cheoreo, nay là thị xã Ayunpa) và thị xã An Khê (xưa được gọi là An Sơn).

Vùng An Khê đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử: khi thì bị bách hại dữ dội  như những vụ chém giết đốt phá tại Chợ Đồn, khi thì gặp lúc bình yên và thuận lợi – đó là lúc phong trào di dân lên Tây Nguyên lập nghiệp tạo nên một sức sống mới cho vùng này. Tất cả đều do sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa và Ngài đã nâng đỡ giữ gìn để đến nay vùng đất này đã trở thành một giáo hạt thuộc giáo phận Kon Tum[1].

Vì vậy, trong hành trình tìm về cội nguồn của giáo phận Kon Tum, chúng tôi sẽ trình bày vùng này dưới bốn khía cạnh: trước hết chúng tôi sẽ đề cập đến lịch sử của vùng đất này, phần tiếp theo được dành để nói về địa lý của vùng, trên cơ sở đó chúng tôi sẽ nêu lên hành trình mang Tin Mừng đến vùng Tây Nguyên thông qua vùng đất này và phần cuối được dành để nói về quá khứ-hiện tại  và tương lai của các xứ đạo trong vùng.

 

 

XIN XEM TIẾP…

Đức giáo hoàng sẽ cử hành Thánh lễ thứ Năm Tuần Thánh trong một nhà tù ở Roma

22/03/2013 Leave a comment

image001

Đức giáo hoàng sẽ cử hành Thánh lễ thứ Năm Tuần Thánh trong một nhà tù ở Roma

WHĐ (21.03.2013) – Ngày thứ Năm Tuần Thánh 28-03, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Lễ Dầu vào buổi sáng tại Đền Thờ Thánh Phêrô; và lúc 5g30 chiều, ngài sẽ cử hành Thánh lễ Tiệc ly tại Trung tâm giam giữ thanh niên Casal del Marmo, thay vì ở Vương cung thánh đường Gioan Latêranô, nơi mà theo truyền thống Thánh lễ này vẫn được cử hành tại đây.

Trong Thánh lễ Tiệc ly của Chúa có việc công bố điều răn yêu thương và nghi thức rửa chân. Khi còn là Tổng giám mục Buenos Aires, Đức hồng y Bergoglio thường cử hành Thánh lễ tại một nhà tù hoặc bệnh viện hay nhà tế bần dành cho người nghèo vàngười bị bỏ rơi. Năm nay, Đức giáo hoàng Phanxicô –vị giáo hoàng khiêm tốn, giáo hoàng của người nghèo– vẫn muốn giữ thói quen của mình bằng cách cử hành Thánh lễ Tiệc ly tại Casal del Marmo.

Các cử hành phụng vụ Tuần Thánh khác vẫn được tổ chức theo truyền thống, như thông báo của Văn phòng về Cử hành Phụng vụ.

Vào năm 2007, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI cũng đã từng đến thăm Trung tâm giam giữ thanh niên Casal del Marmo, vàcử hành Thánh lễ tại Nhà nguyện Thiên Chúa Cha Thương Xót.

(VIS, 21-03-2013)

 Minh Đức

NGUỒN : HDGMVN

GPKONTUM (22.03.2013)KONTUM

SỨ ĐIỆP TÌNH YÊU

21/03/2013 Leave a comment

SỨ ĐIỆP TÌNH YÊU

LỄ LÁ

 

 

Tuần lễ này, tôi đọc say mê cuốn sách “Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu qua tấm khăn liệm Turin” của tác giả An Thiện Minh. Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Nihil Obstat. Đức Cha Guise Võ Đức Minh, Imprimatur. Nhà xuất bản tôn giáo, Nhà sách Đức Bà Hòa bình phát hành.

Cuốn sách viết thật hấp dẫn, tái dựng lại cuộc khổ nạn dựa trên Tấm khăn liệm Turin và Tin Mừng, đưa người đọc từng bước đi vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu với những thống khổ và cực hình về thể lý. Sự tàn ác của tội lỗi và sự đố kỵ của sự dữ trước một Tình Yêu quảng đại và bao dung. Sự yếu đuối của thể chất trước một tinh thần bình an và vượt thoát. Giá trị của vinh quang và tủi nhục, tha thứ và hận thù, sự sống và sự chết. Những cảm nhận đó đưa độc giả vươn tới giá trị siêu nhiên trong Chúa Kitô Phục Sinh.

XIN XEM TIẾP…

Con thuyền Giáo Hội là của Chúa và Người luôn điều khiển và không để nó chìm

21/03/2013 Leave a comment

Con thuyền Giáo Hội là của Chúa và Người luôn điều khiển và không để nó chìm

image001Con thuyền Giáo Hội không phải của tôi, không phải của chúng ta, nhưng là của Chúa, và Người không để cho nó chìm. Chính Chúa điều khiển nó, chắc chắn cả qua các người mà Người đã chọn, bởi vì Người đã muốn như thế. Thiên Chúa hướng dẫn Giáo Hội, Người luôn đỡ nâng Giáo Hội, nhất là trong những lúc khó khăn. Người luôn ở gần chúng ta, Người không bỏ rơi chúng ta, Người ở gần chúng ta và bao bọc chúng ta với tình yêu của Người. Chúng ta đừng bao giờ mất đi quan niệm đức tin này, là quan niệm duy nhất đích thật của con đường của Giáo Hội và của thế giới. 

 

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói như trên với 170.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung cuối cùng của ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ tư 27-2-2013. Thật thế, buổi tiếp kiến sáng 27-2-2013 đã là buổi gặp gỡ cuối cùng với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong triều đại của ngài, vì vào lúc 20 giờ tối thứ năm 28-2-2013 giờ Roma, Đức Thánh Cha kết thúc nhiệm vụ Giáo hoàng. Tông Toà sẽ trống ngôi, và trong vài ngày nữa, có thể là thứ hai tuần tới đây, Đức Hồng y Nhiếp chính sẽ chủ sự buổi họp của Hồng y đoàn để quyết định ngày khai mạc Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng mới.

  XIN XEM TIẾP…

Khi các Đức Giáo hoàng công bố “nét chủ đạo” của triều đại giáo hoàng

21/03/2013 Leave a comment

Khi các Đức Giáo hoàng công bố “nét chủ đạo” của triều đại giáo hoàng

image001WHĐ (21.03.2013) – Còn hơn bản cương lĩnh của một chính phủ, Thánh lễ trọng thể đánh dấu sự khởi đầu của triều đại giáo hoàng thường là dịp để các Đức Giáo hoàng giới thiệu nét chủ đạo sứ vụ mục tử của mình.

 

Trong Thánh lễ khai mạc sứ vụ mục tử vừa diễn ra ngày 19-3-2013, Đức tân Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi: “Chúng ta hãy gìn giữ Đức Kitô trong đời mình để có thể bảo vệ mọi người khác, bảo vệ mọi công trình tạo dựng!” Có thể nói đó cũng là đường hướng triều đại giáo hoàng của ngài.

 

Nhân dịp này, chúng ta đọc lại sứ điệp của các Đức Giáo hoàng gần đây, được công bố trong Thánh lễ khởi đầu triều đại giáo hoàng của các ngài. Bản tổng kết do trang mạng La-Croix thực hiện.

 

– “Điều chúng tôi ghi khắc trong tim, hơn bất cứ điều gì khác, là trở thành mục tử của cả đoàn chiên”(ĐGH Gioan XXIII, ngày 4-11-1958)

XIN XEM TIẾP…