Archive

Archive for October, 2014

Nghĩa Trang Các Linh Mục Giáo Phận Kontum

31/10/2014 Leave a comment

Tháng 11, tháng Các Đẳng, ban mục vụ Truyền thông Giáo phận xin giới thiệu bài sưu tầm của anh Lê Minh Sơn về quá trình xây dựng và di dời cải táng “NGHĨA TRANG CÁC CHA”. Sau tài liệu nghiên cứu này, chúng tôi xin gởi đến quí vị một số hình ảnh ngày cải táng Nghĩa Trang Các Cha từ đồi B. 41 (năm 2004) về Chủng viện Thừa sai Kontum .

Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Đức Cha, quí cha quí tu sĩ Nam nữ phục vụ

trên cánh đồng Truyền  Giáo Kontum đã an nghĩ trong tình yêu Thiên Chúa.

Chúng tôi xin ghi vài nét nội dung của tài liêu nghiên cứu nầy như sau:

1. GIAI ĐOẠN ĐẦU CHO ĐẾN THÁNG 11/1984:
Vào thời kỳ đầu, khi qua đời, các cha thường được giáo dân an táng tại chỗ, trong khu rừng gần
nhà thờ, nhà nguyện của điểm truyền giáo mình phụ trách. Như cha Bề trên Phêrô Combes (Bê) qua
đời ngày 14/09/1857, được an táng tại địa sở của ngài ở Kon Kơxâm; cha Jean Verdier (Xuân) qua
đời ngày 21/04/1861 tại Kon Trang, được an táng tại đó,

bên cạnh phần mộ của Giuse Ngui, dự tòng
Xê Đăng đầu tiên của Miền truyền giáo Thượng (Giuse Ngui qua đời năm 1856). 

Hầu hết các linh mục qua đời tại Giáo phận hoặc tại các nơi khác cải táng

về Nghĩa trang  các cha tại, đường Nguyễn Huệ,

nay là cơ sở trường Mầm Non Thủy Tiên Kontum.

2. CẢI TÁNG LẦN I ĐẾN NGHĨA TRANG B 41, ĐƯỜNG TRẦN VĂN HAI, PHƯỜNG
THẮNG LỢI, KONTUM THÁNG 11/1984:
Năm 1984, chính quyền tỉnh Kontum ra lệnh di dời các nghĩa trang trong nội thị ra vùng ngoại ô.
Nghĩa trang Giáo xứ Tân Hương và Phương nghĩa, đối diện Chủng viện Thừa sai và Tòa giám mục
Kontum cũng được di dời đến khu rừng gần cầu Đăk Kấm cách thị xã 3 cây số (khu Trung Tín cũ –
Phường Ngô Mây ngày nay); về sau nghĩa trang này di dời một lần nữa đến nghĩa trang Thành phố
Kontum (cây số 9) hiện nay, trên trục quốc lộ 14 Kontum-Đăk Hà.
Vào giữa tháng 11/1984 – tháng cầu cho các linh hồn đã qua đời, Tòa giám mục Kontum đã tiến
hành cải táng Đức Cha và các Cha được chôn cất ở nghĩa trang các Linh mục Kontum trên đường
Nguyễn Huệ (giáo dân thường gọi là Mả Thánh), đến nghĩa trang mới tại khu vực gần nền nhà thờ
Trung đoàn 41 cũ, đường Trần Văn Hai, Phường Thắng Lợi, Tỉnh Kontum.

3 – Nghĩa trang trên đồi B 41 này đến ngày 16/12/2004 giáp 20 năm sau (1984 – 2004)

 được tiếp tục cải táng về Nhà nguyện Chủng viện Thừa sai Kontum.

Từ ngày đi dời về Chủng Viện Thừa sai Kontum đến nay đúng 10 năm (2004 – 2014).

4 – Một số danh sách các cha qua đời trong giáo phận và ngoài giáo phận.

GPKONTUM (31/10/2014) KONTUM

XIN KÍNH MỜI.

.

XIN CLICK VÀO

.

NƠI AN NGHỈ CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC NAM NỮ TU SĨ GIÁO PHẬN KONTUM

..

MỘT SỐ HÌNH CẢI TÁNG NĂM 2004

Paraguay – Ôn Cổ, Tri Tân

31/10/2014 Leave a comment

PARAGUAY – ÔN CỔ, TRI TÂN

Công tác mục vụ

Hơn 3 tháng kiêm nhiệm quyền Tổng Hiệu trưởng một trường học với hơn 1.500 học sinh và gần 100 giáo viên với biết bao công việc chuyên môn cộng với công việc huấn luyện ơn gọi nhiều lúc đã khiến chúng tôi kiệt sức. Tuy nhiên, nhờ sự động viên và giúp đỡ của cha Giám tỉnh và một số anh em trong Ban Đào Tạo nên phần nào cũng lấy lại cân bằng trong đời tu.

image001

XIN XEM TIẾP…

Mừng Ngôi Nhà Thờ Mới và Mừng bổn mạng cha chính xứ Simon Phan Văn Bình

30/10/2014 Leave a comment

Trong tâm tình tạ ơn Mừng Ngôi Nhà Thờ Mới và Mừng bổn mạng cha chính xứ Simon Phan Văn Bình, chúng ta cùng nhìn lại lược sử giáo xứ Plei Kơbey qua nhiều biến cố thời gian để có được như ngày hôm nay.

 

 LƯỢC SỬ GIÁO XỨ PLEI KƠBEY

 I- HÌNH THÀNH GIÁO XỨ

Giáo xứ Plei Kơbey là làng dân tộc Jrai nằm phía tả ngạn suối Ia Sir. Hình thành qua thời gian rất phức tạp và nhiều khó khăn.

– Khởi đầu làng Plei Kơbey xin tòng giáo vào thời kỳ của các cha sở Giáo xứ Đăk Mot như cha: Paul Beysselance và cố Thomann (Mẫn) sau đó giao lại cho các Linh mục vùng thuộc địa sở Plei Jơdrâp phụ trách cả vùng phía Bắc Huyện Sa Thầy bây giờ (1934).

– 1952 đến giữa năm 1955: Cha Tôma Lê Thành Ánh phụ trách.

– Giữa năm 1955 – 3/1958: Cha Gioakim Nguyễn Thúc Nên quản nhiệm gồm 5 làng tòng giáo có 390 anh em tín hữu dân tộc và có 5 Yao Phu giúp cha xứ.

+ 5 làng tòng giáo đó là: Plei Kơbey, Plei Pơdư, Đăk Rơde, ….

– Năm 1958 – 1966: Cha Phêrô Trần Thanh Chung phụ trách (sau làm Giám Mục Giáo Phận Kontum) về làm cha sở. Thời kỳ này cả Cha sở lẫn anh em Giáo dân đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do chiến tranh, hoạn lạc…

– Năm 1958: 7 họ đạo (làng) gồm 6 tín hữu kinh và 869 tín hữu dân tộc và 804 dự tòng;

– Năm 1959: 7 họ đạo (làng), có 898 tín hữu dân tộc;

II- THỬ THÁCH VÀ CHỨNG NHÂN TIN MỪNG

– Năm 1963, tình hình ngày càng nguy kịch, và một số anh em thuộc giáo xứ Kơbey đi lánh làn đạn mưa bom, phải di tản đến bên kia sông Pôkô, thuộc xã Krong hiện nay và cha sở Phêrô Trần Thanh Chung tiếp tục trông coi 9 làng, gồm 1.128 giáo dân người dân tộc, 671 dự tòng;

– Năm 1966: Plei Kơbey gồm 5 làng có 1.040 giáo dân người dân tộc và 499 dự tòng.

– Vào giữa năm 1966: Cha sở Plei Kơbei được Đức Giám Mục thuyên chuyển lên Đàlạt phụ trách chủng viện Kontum thay cha Lê Quang Trình qua đời vì tai nạn giao thông.

– Từ giữa năm 1966 – 1969: Giáo xứ Pkei Kơbei kông có Linh mục trực tiếp điều hành tại chỗ.

– Đến năm 1969, Cha Simon Phan Văn Bình được Đức Giám Mục giáo phận lúc đó là Đức Cha Phaolô Kim (Paul Seitz) điều về chăm sóc đoàn chiên nheo nhóc này tạm lánh nạn tại Plei Krong tả ngạn sông Pơkô. Số anh em lúc ấy khoảng 4.500 người, định cư trong 8 làng.

– 10/1970: Được Đức Cha Phaolô Kim giới thiệu, cha Simon vào Cần Thơ xin Bề Trên Tỉnh Dòng Chúa Quan Phòng cắt cử một số nữ tu của Dòng đến Plei Kơbey để phục vụ.

– Năm 1972 do cuộc chiến Mù Hè đỏ lửa, Cha Simon đã phải đưa cả đoàn con về lánh nạn tại Kontum. Mới đầu tạm trú ở Paradis; sau cha đã dắt mọi người về trường Cuénot, gần nhà thờ Chính Tòa Kontum thế nhưng chưa bao lâu thì một số bộ đội đến đánh chiếm thị xã Kontum và đã lọt vào Trường Cuénot; Cha Simon một lần nữa lại phải dắt dìu con cái đến trú tại Trường Nam, tức là Trường Bok Kiơm xưa, nay là Trường nội trú Dân tộc do nhà nước quản lý.

– Đến giữa năm 1973, tình hình chiến cuộc tưởng như tạm ổn, nên nhóm anh em Jrai này lại được trở về khu vực Plei Krong. Lúc ấy sông Pôkô trở thành lằn ranh của hai chiến tuyến. Hữu ngạn thuộc về bộ đội chiếm đóng, tả ngạn trở thành vùng tạm ngưng chiến, Cha Simon Bình cùng anh em Plei Kơbey đang ở trong vùng này. Thế nhưng chỉ được một năm, đoàn dân Kơbei lại phải lánh nạn về Xưởng Cưa Kontum. Cuối cùng về định cư tại Trung Nghĩa.

– Sau 1975: dân làng lại về sinh sống tại làng cũ của mình, lúc đó Kơbei không có cha sở chính thức; anh em được sát nhập vào Giáo xứ Măng La, do cha Phaolô Nguyễn Đức Hữu cũng như các cha sở Giáo xứ Măng La sau đó.

 

III. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN

– Năm 2010 – cho đến nay 2013: Cha Simon Bình lại được Đức Giám Mục Giáo Phận bổ nhiệm về giáo xứ Plei Kơbey (Xã Sa Bình) để coi sóc anh em người Jrai trong toàn Huyện Sa Thầy (trừ Xã Hơ moong). Cùng năm đó Cha Simon xin Đức Giám Mục Giáo Phận cho thêm các cha phụ tá lên giúp ngài tại Huyện Sa Thầy cho người dân tộc.

+ Tađêô Võ Xuân Sơn cư ngụ tại nhà thờ Plei Pơdư, đặc trách mục vụ cho người dân tộc và kinh trong Huyện. Số giáo dân 3.452 người.

+ Cha Tađêô Nguyễn Ái Quốc cư ngụ tại Nhà thờ Rơ Kơi, đặc trách mục vụ cho người dân tộc phía Bắc Huyện. Số giáo dân 1.286 người.

– Năm 2013: Cha Vinh Sơn Nguyễn Thành Trung (OFM) chuyển về đảm nhận thay cha Tađêô Nguyễn Ái Quốc.

– Địa bàn giáo xứ Plei Kơbey hiện được Cha Simon đảm trách (Xã Sa Bình và Xã Ya Ly): với số giáo dân 1.995 Tín hữu.

 

THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG NHÀ THỜ MỚI

VÀ MỪNG BỔN MẠNG CHA CHÍNH XỨ SIMON PHAN VĂN BÌNH

image001

Ngày 28/10/2014, vào lúc 5 giờ 30 sáng, cha chính xứ Simon Phan Văn Bình, hai linh mục đồng tế và đông đảo anh em trong Giáo xứ Plei Kơbey đã quay quần nhau trong ngôi thánh đường mới khang trang, thoáng mát mà Thiên Chúa đã thương ban cho dân làng. Niềm vui được nhân đôi khi cộng đoàn dâng Thánh lễ mừng kính hai thánh Simon và Giuđa Tađêô, bổn mạng của Cha chính xứ.

Read more…

Hội nghị Thường niên kỳ II-2014 Hội đồng Giám mục Việt Nam

30/10/2014 Leave a comment

Hội nghị Thường niên kỳ II-2014 Hội đồng Giám mục Việt Nam

(27–30/10/2014)

image001WHĐ (29.10.2014) – Năm nay Hội nghị Thường niên kỳ II của Hội đồng Giám mục Việt Nam diễn ra bình thường từ chiều ngày 27 tháng 10 cho đến hết ngày 30 tại Tòa Giám mục Nha Trang. Tòa nhà mới rất đẹp hướng ra biển khơi xanh thẳm vừa mới khánh thành đầu mùa hè vừa rồi đón tiếp các Đức giám mục, giám quản giáo phận, các linh mục thư ký thuộc 26 giáo phận, và Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girrelli Đại diện Đức Thánh Cha.

XIN XEM TIẾP…

Thánh lễ kết thúc Thượng Hội Đồng và tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục

29/10/2014 Leave a comment

Thánh lễ kết thúc Thượng Hội Đồng và tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục

NGUỒN : VietCatholicNews

GPKONTUM (29/10/2014) KONTUM

.

Không có tiến bộ đại kết nào mà không cần đổi mới nội tâm

29/10/2014 Leave a comment

Không có tiến bộ đại kết nào mà không cần đổi mới nội tâm

image001WHĐ (27.10.2014) – Hôm thứ Sáu 24-10, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến một phái đoàn của tổ chức Orientale Lumen ở Hoa Kỳ, trong dịp phái đoàn này hành hương đến Roma.

Ngỏ lời với phái đoàn đại kết này, Đức Thánh Cha nói: “Mọi cuộc hành hương Kitô giáo không chỉ là sự dời chỗ trong không gian địa lý nhưng trước hết là cơ hội canh tân nội tâm để đến gặp Chúa … Chiều kích này là điều cần thiết để đạt được hoà giải và hiệp thông trọn vẹn đối với những ai bước theo Chúa Kitô. Không thể có tiến bộ đại kết mà không đổi mới từ bên trong, mà không nỗ lực trung thành với Chúa Kitô và Thánh ý Người hơn nữa”.

XIN XEM TIẾP…

Đức Thánh Cha Phanxicô khánh thành tượng Đức Bênêđictô XVI tại trụ sở Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học

29/10/2014 Leave a comment

Đức Thánh Cha Phanxicô khánh thành tượng Đức Bênêđictô XVI tại trụ sở Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học

WHĐ (28.10.2014) – Sáng 27-10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khánh thành bức tượng bán thân Đức Bênêđictô XVI đặt tại trụ sở Casina Pio IV, đồng thời tham dự cuộc họp khoáng đại của Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học, diễn ra tại trụ sở của Viện hàn lâm này.

Phát biểu khánh thành bức tượng, Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả Đức Bênêđictô XVI là “Một vị giáo hoàng vĩ đại. Vĩ đại về tầm vóc trí tuệ, về sự đóng góp quan trọng cho nền thần học, về tình yêu dành cho Hội Thánh và con người, về nhân đức và lòng sùng mộ”. Đức Thánh Cha nhắc lại chính Đức Bênêđictô XVI là vị giáo hoàng đầu tiên mời vị chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học tham dự Thượng Hội đồng Giám mục về Tân Phúc âm hóa, vì “ngài thấy rõ tầm quan trọng của khoa học trong nền văn hóa hiện đại”.

XIN XEM TIẾP…

Kinh Nguyện Và Phụng Vụ Ki-tô Giáo Hội Nhập Trong Bối Cảnh Văn Hóa Tây Nguyên.

25/10/2014 Leave a comment

Chuyên đề :“Đạo Hiếu-Tôn Kính Tổ Tiên” đã bàn khá nhiều trong Giáo hội Việt nam từ trước và gần đây vào ngày 15 và 16 tháng 09 năm 2014, nhân kỷ niệm 50 năm áp dụng huấn thị về tôn kính tổ tiên “Plane compertum est”. Trong cuộc hội thảo này hầu hết bàn về “Đạo Hiếu- Tôn Kính Tổ Tiên” dưới lăng kính quan niệm và nghi thức của người Trung Hoa và Việt nam. Người Việt nam ở đây là người KINH gồm anh em bên lương nói chung, người công giáo nói riêng. Liên quan “Đạo Hiếu-Tôn Kính Tổ Tiên” của người DÂN TỘC THIỂU SỐ được Giáo phận Kontum trình bày khái quát như muốn khởi động một tầm nhìn tương lai trong việc nghiên cứu và thực hành Đạo Hiếu cho người dân tộc, nhất là trong năm TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ  SẮP TỚI (2014-2015).

 Theo lời LM Giuse Trần Sĩ Tín (GP Kontum), được trình bày khái quát, phát biểu trong diễn đàn hội thảo như sau:.

 “Cộng đồng người J’Rai ở vùng Gia Lai (Tây Nguyên) thấy linh trong mọi sự, nên họ cẩn trọng trong mọi sự. Họ kêu những vị quá cố có tên lẫn không tên trở về phù hộ con cháu, ông bà đã linh nên cây cỏ, nơi chốn mà họ từng đi qua cũng trở nên linh… Trong sứ vụ truyền giáo, trước hết, là cảm nhận được không gian linh ấy để rồi nâng cao sự linh thánh từ đức tin Kitô giáo”.

Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum xin giới thiệu  bài viết của đại diện Kontum trình bày trong Hội Thảo này, dưới tựa đề:

KINH NGUYỆN VÀ PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO HỘI NHẬP TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA TÂY NGUYÊN”.

 GPKONTUM (25/10/2014) KONTUM

XIN KÍNH MỜI

.

XIN CLICK VÀO

.

 

KINH NGUYỆN VÀ PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO HỘI NHẬP TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA TÂY NGUYÊN

 

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 17 – 23/10/2014: Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục

23/10/2014 Leave a comment

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 17 – 23/10/2014: Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục

• Những điều ít người biết về Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục
• Đức Thánh Cha chủ tọa công nghị Hồng Y về tình hình các tín hữu Kitô tại Trung Đông
• Những phiên họp cuối của Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình

.

GPKONTUM (23/10/2014) KONTUM

Gia Đình Tân Hương số 500 CN XXX

23/10/2014 Leave a comment

H. 500

XIN CLICK VÀO

GIA ĐÌNH TÂN HƯƠNG Số 500

GPKONTUM (23/10/2014) KONTUM

Điều Răn Thứ Hai

23/10/2014 Leave a comment

CN TN 30A . Ngày 26. 10. 2014

Xh 22, 20-26; 1Tx 1, 5c-10; Mt 22,34-40

Điều Răn Thứ Hai

 

Bài suy niệm

 

Sau khi Chúa Giêsu trả lời khôn khéo về câu hỏi nên hay không nên trả thuế cho Xêda, nhóm Pharisêu rút lui.  Thì một thầy thông luật tấn công Chúa bằng cách đặt câu hỏi: “Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn lớn nhất”.  Chúng ta biết vào thời lưu đày tại Ba-ben, dân Do thái không còn hội đường để sinh họat tôn giáo, không còn các lễ nghi phụng tự, tôn giáo có phần sa sút và xao lãng.  Các ngôn sứ đã gia tăng các luật lệ, bổ sung khá chi tiết, để phần nào bù lại những thiếu sót trong việc thực hành tôn giáo.  Họ đã có 613 luật, trong đó có 365 điều cấm và 248 điều khuyến thiện (nên làm).  Vua Ba-ben là Xy-rút ban chiếu chỉ hồi hương (-539) , Người Do thái  lên đường hồi hương mang theo bộ luật cồng kềnh và nhất là não trạng câu nệ luật pháp, cho nên đã có sự tranh cãi giữa các thầy thông luật về vấn đề luật nào trọng hơn.  Tôn thờ một Thiên Chúa độc nhất hay là bác ái với tha nhân ?

 Sách Xuất hành, được viết trước Chúa Giêsu Kitô 12 thế kỷ, cho thấy người ta không thể gặp gỡ Thiên Chúa và yêu mến Người, mà không gặp gỡ tha nhân và yêu mến họ, nhất là tha nhân là những người cô thế cô thân, nghèo khổ và ngọai kiều: “Mẹ góa con côi, ngươii không được ức hiếp … nếu ngươi giữ áo chòang của người khác làm đồ cầm, thì phải trả lại cho nó trước khi mặt trời lặn.  Nó chỉ có một cái để đắp, để che thân” (x. Bài Đọc 1. Xh 22, 20-26).  Luật yêu thương thật tuyệt vời và tinh tế, rất quan tâm đến người cơ bần!  So sánh với câu trả lời của Chúa Giêsu về giới răn trọng nhất: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi.  Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất.  Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân như chính mình” (Bài Tin Mừng. Mt 22, 34-40). 

 Cái độc sáng của Chúa Giêsu không phải là đọc lại hai giới răn đó vì chúng nổi tiếng  trong Cựu Ước từ lâu rồi, nhưng là kết nối hai giới răn thành một trong một tình yêu duy nhất, và từ đó chúng xuyên suốt lịch sử cứu độ, làm xương sống cho luân lý Kitô giáo.  Chúa Giêsu luôn đứng về phía người  nghèo, người thất nghiệp, điều này được lặp lại liên lỉ trong cuộc sống của Giáo Hội qua các thông điệp xã hội. 

 Hãy nhận xét, cứ mỗi lần có biến động kinh tế, giá cả thị trường tăng, các nhu yếu phẩm tăng giá, tức thì người nghèo trước hết bị ảnh hưởng.  Như thế câu trả lời của Chúa Giêsu không phải là quá ‘đát’, lỗi thời, nhưng nó còn giữ được tính thời sự .  Sách Luật và các Tiên tri chẳng phải là tóm gọn lại trong luật tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân đó sao?  Giới răn kép này được thể hiện cuối cùng trên Thập giá.  Chúa Giêsu chịu chết vì yêu Cha và vì yêu nhân lọai.  Chúa Giêsu đã trở nên người thể hiện chính điều Người đã giảng dạy.  “Luật nào lớn nhất ” không còn là đề tài tranh luận nữa, nhưng vấn đề hiện tại là cần đi vào thực tế đời sống và minh chứng ra trong cộng đòan.  Người đại chúng ta hôm nay cần chứng tá hơn cần lời giảng. Vả lại một tiêu chí được nói đến trong phán xét cuối cùng, Chúa Giêsu đồng hóa với người anh em nhỏ nhất, đến nỗi ai làm điều tốt cho người anh em nhỏ nhất, đó là làm cho chính Chúa Giêsu (x. Mt 25, 35-45. Phán xét cuối cùng).  Một sự đan kết đồng nhất giữa Chúa Giêsu và người anh em hèn mọn đến nỗi làm cho anh em là làm cho chính Chúa.

 Lạy Chúa Giêsu, lý thuyết về luật bác ái thì con đã nắm rõ lắm rồi, con còn biết hơn tiến sĩ luật thời Do thái, nhưng điều cần thiết là đem ra áp dụng trong đời sống hằng ngày, con lại thiếu sót quá nhiều.  Xin cho con biết quảng đại, tôn trọng và yêu thương anh em như Chúa dạy. Amen

LM. LOUIS GONZAGA NGUYỄN QUANG VINH

GX. PHƯƠNG HÒA – KONTUM

GPKONTUM (23/10/2014) KONTUM

Cốt Lõ Của Lề Luật

23/10/2014 Leave a comment

CỐT LÕI CỦA LỀ LUẬT

CN 30 A

Nhóm Pharisiêu liên minh với nhóm Hêrôđê gài bẫy Chúa Giêsu về vấn đề nộp thuế cho Cêsarê. Họ đã thất bại.

Nhóm Pharisiêu lại tiếp tục liên kết với nhóm Xađốc gài bẫy lần nữa: Có bảy anh em trai cùng lấy một người vợ, ngày tận thế khi sống lại, người đàn bà đó là vợ của ai trong bảy anh em?. Họ cũng thất bại.

Chưa chịu thua. Lần này, như bài Phúc Âm hôm nay thuật lại, họ chọn ra một người thông luật để tranh luận với Chúa Giêsu: Thưa Thầy, trong lề luật giới răn nào trọng nhất?. Đây là một câu hỏi hóc búa, bởi vì đạo Do thái có rất nhiều khoản luật mà luật nào cũng đều quan trọng cả.Luật Do thái có tất cả 613 điều luật khác nhau, trong đó có 365 điều luật cấm và 248 luật phải giữ. Điều răn nào quan trọng nhất? Sở dĩ họ đặt câu hỏi này với Chúa Giêsu là vì một phần vì họ không nhất trí đựơc với nhau, phần vì muốn thử Chúa Giêsu để mong đặt Người vào thế bí không thể giải quyết được.

Chúa Giêsu đã trả lời thật tuyệt vời: Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi hết lòng hết linh hồn hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và là điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai cũng giống điều răn này là ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.

XIN XEM TIẾP…

Thánh lễ kết thúc Thượng Hội Đồng và tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục

21/10/2014 Leave a comment

Thánh lễ kết thúc Thượng Hội Đồng và tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục

NGUỒNVietCatholicNews

Published on Oct 19, 2014

“Đức Phaolô VI đã trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”

21/10/2014 Leave a comment

image001.

“Đức Phaolô VI đã trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ bế mạc Thượng Hội đồng Giám mục và tôn phong Chân phước Đức giáo hoàng Phaolô VI

Chúng ta vừa nghe một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong toàn bộ Tin Mừng: Hãy trả cho Caesar những gì thuộc về Caesar, và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa (Mt 22,21).

Trước sự thúc bách của những người Pharisêu, là những người như muốn thử Chúa Giêsu về mặt tôn giáo để bắt lỗi Người, Chúa Giêsu đã đưa ra câu trả lời thật mỉa mai và khéo léo ấy. Đó là một câu nói đầy ấn tượng mà Chúa gửi đếntất cả những ai cảm thấy lương tâm mình có điều băn khoăn, nhất là khi những tiện nghi, giàu có, uy tín, quyền lực vàtiếng tăm của họ có vấn đề. Điều này xảy ra trong mọi thời đại; lúc nào cũng có.

XIN XEM TIẾP…

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 10/09 – 16/10/2014: Thảo Luận tại Thượng Hội Đồng ngoại thường về Gia Đình

19/10/2014 Leave a comment

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 10/09 – 16/10/2014: Thảo Luận tại Thượng Hội Đồng ngoại thường về Gia Đình

Chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào cuối tháng Mười Một có thể có những khó khăn
• Đức Tổng Giám Mục Dennis Hart của Melbourne nói: Cần phải tìm kiếm những cách thức thông truyền tín lý trong những trường hợp khó khăn về mục vụ gia đình

GPKONTUM (19/10/2014) KONTUM

XIN KÍNH MỜI

Sứ điệp của Thượng Hội đồng Giám mục

19/10/2014 Leave a comment

image001

Sứ điệp của Thượng Hội đồng Giám mục

Đại hội Ngoại thường lần thứ III

   Ngày 18.10.2014

.

Chúng tôi, các Nghị phụ Thượng Hội đồng Giám mục, cùng với Đức Thánh Cha đã nhóm họp tại Roma trong Đại hội Toàn thể Ngoại thường của Thượng Hội đồng Giám mục, gửi lời chào đến mọi gia đình khắp các châu lục, và đặc biệt, đến mọi người theo Chúa Kitô, là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Chúng tôi bày tỏ niềm ngưỡng mộ và tri ân anh chị em đã mang lại cho chúng tôi và thế giới chứng từ về lòng trung tín, niềm tin, niềm hy vọng và tình yêu.

Mỗi người chúng tôi, các mục tử của Hội Thánh, đều đã lớn lên trong một gia đình, từ một khung cảnh xã hội và cuộc sống rất đa dạng. Là linh mục và giám mục, chúng tôi sống bên các gia đình, được nghe các gia đình kể cho nghe, tỏ cho biết những câu chuyện lý thú về niềm vui và những khó khăn của mình.

XIN XEM TIẾP…

Nhật ký Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình

19/10/2014 Leave a comment

image001.Nhật ký Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình

    – Ngày kết thúc & Công bố Sứ điệp gửi các gia đình –

.

WHĐ (19.10.2014) – Ngày 18-10, các nghị phụ Thượng Hội đồng Giám mục Khoá ngoại thường về gia đình (THĐ) bước sang ngày làm việc cuối cùng, với hai Phiên họp khoáng đại XIV (buổi sáng) và XV (buổi chiều).

*

– Buổi sáng: Phiên họp khoáng đại XIV

– Hiện diện: Đức Thánh Cha Phanxicô và 183 nghị phụ, dự thính viên và 8 đoàn khách mời thuộc các Giáo hội anh em.

– Kinh Giờ Ba: Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc chủ sự (x. bản tin của WHĐ).

– THĐ nghe đọc và biểu quyết từng số trong bản Tường trình đúc kết Thượng Hội đồng (Relatio Synodi).

XIN XEM TIẾP…

ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến Thủ tướng Việt Nam.

19/10/2014 Leave a comment

image001ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến Thủ tướng Việt Nam.

VATICAN – Trưa thứ bảy, 18-10-2014, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam.

 

Toàn văn Thông cáo báo chí của Toà Thánh viết:

 “Hôm nay ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến Thủ tướng Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng. Sau đó Thủ tướng đã gặp ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, có Đức TGM Ngoại trưởng Dominique Mamberti tháp tùng.

 Trong các cuộc hội kiến thân mật, các vị bày tỏ sự hài lòng về cuộc gặp gỡ hôm nay, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong tiến trình củng cố những quan hệ giữa Toà Thánh và Việt Nam, vì đây là lần thứ hai, Thủ tướng Dũng thực hiện cuộc viếng thăm tại Vatican sau cuộc viếng thăm hồi năm 2007. Trong cuộc hội kiến có nêu bật sự dấn thân của Giáo Hội đóng góp vào việc phát triển đất nước, nhờ sự hiện diện của Giáo Hội trong nhiều lĩnh vực để mưu ích cho toàn thể xã hội. Trong bối cảnh đó có tái khẳng định sự đánh giá cao đối với sự nâng đỡ của Chính quyền dành cho Cộng đồng Công giáo trong khuôn khổ những phát triển được Hiến pháp năm 2013 khẳng định liên quan đến chính sách tôn giáo, cũng như về sự trợ giúp cho vị Đại diện Toà Thánh không thường trú ở Việt Nam trong việc thi hành sứ mạng của ngài, nhắm thăng tiến quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước, hướng tới mục tiêu chung là các quan hệ ngoại giao. Rồi cũng đề cập tới một vài vấn đề mà hai bên cầu mong sẽ được đào sâu và giải quyết qua các kênh đối thoại hiện có.

 Sau cùng, hai bên trao đổi ý kiến về một vài đề tài thời sự trong miền và quốc tế, đặc biệt là những sáng kiến nhắm thăng tiến hoà bình và sự ổn định tại Á châu.” (SD 18-10-2014)

 Trần Đức Anh OP

Nguồn: RV

GPKONTUM (19/10/2014) KONTUM

 

Nhật ký Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình – Ngày thứ chín –

18/10/2014 Leave a comment

Nhật ký Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình

– Ngày thứ chín –

image001WHĐ (17.10.2014) – Ngày 16-10, các nghị phụ Thượng Hội đồng Giám mục ngoại thường về gia đình (THĐ) bước sang ngày làm việc thứ chín với Phiên họp khoáng đại XII.

*

Phiên họp khoáng đại XII

– Hiện diện: Đức Thánh Cha Phanxicô và toàn thể nghị phụ, dự thính viên và 8 đoàn khách mời thuộc các Giáo hội anh em.

– 10 nhóm thảo luận (Circuli minores) trình bày kết quả thảo luận và những kiến nghị của nhóm về bản Tường trình đúc kết thảo luận (Relatio post disceptationem) qua mười phiên họp kháng đại trong giai đoạn một của THĐ.

– Ngoài 9 vị được Đức Thánh Cha bổ nhiệm vào ban soạn thảo văn kiện THĐ cuối giai đoan một (x. Bản tin của WHĐ:http://www.hdgmvietnam.org/nhat-ky-thuong-hoi-dong-giam-muc-ve-gia-dinh-%E2%80%93-ngay-thu-sau/6399.57.7.aspx) hôm nay THĐ đã tăng cường hai vị vào ban này cho đầy đủ đại diện 5 châu lục: Đức hồng y Napier (Nam Phi) và Đức Tổng giám mục Hart (Úc). Như vậy ban văn kiện THĐ có 11 vị.

– Ban soạn thảo văn kiện của THĐ đã tóm tắt những điểm chính được các vị Đại diện tường trình của các nhóm trình bày tại Phiên họp khoáng đại XII.

Sau đây là toàn văn bản tóm tắt:

XIN XEM TIẾP…

Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình: Bài giảng của Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc

18/10/2014 Leave a comment

image001Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình:

Bài giảng của Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc

trong Kinh Phụng vụ Giờ Ba

                                       (Phiên họp khoáng đại thứ XIV)

WHĐ (18.10.2014) – Sáng thứ Bảy 18-10, Phiên họp khoáng đại thứ XIV của Thượng Hội Đồng ngoại thường về gia đình đã diễn ra tại Hội trường của Thượng Hội đồng để trình bày bản Tường trình đúc kết Thượng Hội đồng (Relatio Synodi), đồng thời đọc và phê chuẩn bản văn Sứ điệp cuối cùng.

Trong phần cử hành kinh Phụng vụ Giờ Ba, Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã có bài giảng ngắn trước Thượng Hội đồng.

Sau đây là bài ​​giảng của Đức Tổng giám mục Phaolô, đăng trong Công báo Toà Thánh ngày 18-10-2014:

“Vâng, tôi không hổ thẹn vì Tin Mừng, vì Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu rỗi bất cứ ai có lòng tin” (Rm 1,16). Thánh Phaolô không hổ thẹn vì Tin Mừng, vì ngài rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh, một cớ vấp phạm cho người Do Thái và sự điên rồ cho dân ngoại. Chính cớ vấp phạm và sự điên rồ của tình yêu vô biên của Thiên Chúa được biểu lộ nơi Chúa Kitô chịu đóng đinh, Đấng đã không bảo vệ lấy mình, nhưng lại để cho người ta giết đi.“Nhưng đối với những người được kêu gọi, dù là Do Thái hay Hy Lạp, Đức Kitô là sức mạnh và sự khôn ngoan củaThiên Chúa” (1 Cr 1,24). Bởi vì sự điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người (c. 25).

XIN XEM TIẾP…