Home > Tài Liệu Nghiên Cứu, TàiLiệu, Tòa Thánh Và Công Đồng, VănKiện > “MONITA AD MISSIONARIOS CÔNG ĐỒNG YUTHIA1664” (tiếp theo)

“MONITA AD MISSIONARIOS CÔNG ĐỒNG YUTHIA1664” (tiếp theo)

07/08/2014

Ban mục vụ truyền thông xin trích một phần “Lời Nói Đầu” trong phần Nhắn Nhủ Các Thừa Sai  “MONITA AD MISSIONARIOS CÔNG ĐỒNG YUTHIA 1664”. Sau đó chúng tôi cho đăng phần văn bản theo dạng PDF.

GPKONTUM (07/08/2014) KONTUM

 

XIN KÍNH MỜI

 

 

 

.

THÁNH BỘ TRUYỀN BÁ ĐỨC TIN

Nhắn Nhủ Các thừa sai

MONITA AD MISSIONARIOS

CÔNG ĐỒNG YUTHIA 1664

 

 

 Tác giả: François Pallu –  Lambert de la Motte

Lời Nói Đầu

“Vào đầu thế kỷ XVII, sau khi thành lập Thánh Bộ Truyền Giáo (1622) Giáo Hội bày tỏ ước vọng mănh liệt thúc đẩy việc truyền giáo. Đồng thời  Tòa Thánh muốn giành lại việc điều hành xứ  truyền giáo mà trước đây Đức Alexandre VI đã giao độc quyền cho hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, từ hiệp ước Tordesillas (1494). Tòa Thánh hân hoan đón nhận các đề nghị của Linh Mục Alexandre de Rhodes dòng Tên, khi ngài đến Rôma khoảng năm 1650. Mục đích của ngài là để biện hộ cho việc gửi các Giám Mục đến Á Châu. Họ sẽ lãnh trách nhiệm đào tạo hàng giáo sĩ bản địa nhằm bảo đảm việc coi sóc các bổn đạo và đủ khả năng sống còn trong thời buổi bách hại. Nhưng lúc đó, Bộ Truyền Giáo không được sự ủng hộ lẫn thiếu phương tiện, và các Giáo Hoàng vẫn ngần ngại không dám quyết định, sợ gây ra xung đột với các nước Tây và Bồ.

Vào năm 1653, Alexandre de Rhodes đến Pháp để truyền bá dự định của mình. Sự biện hộ cho việc cử các Giám Mục đến Á Châu được đón nhận nhanh chóng và mang lại một sự thành công thấy được nơi hàng giáo sĩ ở Paris. Ngài cũng tìm được những người tình nguyện đến từ các giáo sĩ trẻ của Hội Ái Hữu. Các thành viên của Dòng Thánh Thể, từ lâu nay vẫn mong mỏi cộng tác vào công cuộc truyền giáo, quyết định dùng ảnh hưởng và phương tiện của mình thực hiện dự án tốt đẹp này. Họ gửi các đơn thỉnh cầu lên các Đức Innocent XI và Alexandre VII. Các Giám Mục và giáo hữu ở nước Pháp cũng đã can thiệp vào. Một cuộc vận động cuối cùng của Dòng Thánh Thể và của Hội Ái Hữu đi đến chỗ thuyết phục được các Hồng Y ở Bộ Truyền Giáo: Bốn vị Giám Mục được bổ nhiệm với tước hiệu Giám Mục Tông Toà. Đó là các Đức cha Francois de Laval Montmorency, Đức cha  François Pallu, Đức cha Lambert de la Motte và Đức cha Ignace Cotolendi. Một trong bốn vị trên là Đức cha Francois de Laval Montmorency, đã được cử đến Canada với tư cách là Giám Mục Tông Tòa. Chính ngài đã đóng góp rất nhiều vào việc thành lập Chủng viện của Hội thừa sai Balê, nhưng sau đó xứ truyền giáo Canada được tách ra để hoạt động độc lập. Ba vị Giám Mục Tông Toà c̣òn lại th́ì lên đường sang Á Châu. Đức cha Fr. Pallu làm Giám Mục Tông Toà Đàng Ngoài, kiêm các tỉnh của Trung Hoa giáp ranh (xứ Đàng Ngoài); Đức cha Lambert de la Motte làm Giám Mục Tông Toà Đàng Trong kiêm các tỉnh Miền Nam Trung Hoa; Đức cha Ignace Cotolendi làm Giám Mục Tông Tòa Nam Kinh, kiêm các tỉnh phía Đông Trung Hoa, xứ Tartarie và Triều Tiên. Trước khi lên đường nhận nhiệm sở, các vị đã nhận được từ Đức Alexandre VII những chỉ thị rất chính xác trong Huấn dụ năm 1659. Tựu trung có 3 điểm chính: Thiết lập hàng giáo sĩ bản địa càng đông cũng như được đào tạo càng kỹ lưỡng càng tốt; Khả năng thích nghi với phong tục tập quán địa phương; Và không được có quyết định quan trọng nào khi chưa tham khảo với Rôma.

Đức cha Lambert de la Motte rời nước Pháp vào tháng 6.1660, c̣òn Đức cha Cotolendi khởi hành vào tháng 7.1661. Cuối cùng Đức cha Pallu cũng lên đường vào ngày 3 tháng 01 năm 1662. Mỗi GM đều có thêm một số Linh Mục và giáo dân đi theo. Tính tổng cộng có 17 vị thừa sai (Giám mục+ Linh mục + giáo dân) đã rời nước Pháp để đến Á Châu. Tám vị đã chết dọc đường, trong số đó có Đức Cha  Cotolendi và ngài được chôn cất ở bờ biển Đông Ấn. Những vị sống sót cuối cùng đã tới được Ayuthaya, thủ đô Vương Quốc Siam, một trong những vùng hiếm hoi mà người ngoại quốc có thể cập bến an toàn.

Các vị Giám Mục Tông Toà này được coi như những sáng lập viên của Hội thừa sai Balê. Trước khi rời nước Pháp, họ đã không tự đặt ra cho mình những qui tắc ứng xử và cũng không vạch ra những luật lệ cho những vị thừa sai đồng hành. Họ vừa không biết ngôn ngữ địa phương, vừa không có kinh nghiệm về cuộc sống truyền giáo lại không am tường não trạng các sắc tộc mà họ sẽ gặp. Do đó họ chờ đến khi tới được nhiệm sở rồi mới đưa ra những điều lệ đã được thỏa thuận chung “để mỗi người tuân giữ dễ dàng hơn những điều mà chính mình đề ra hoặc ít ra đã được phê chuẩn”. (…)

XIN CLICK VÀO

 

KHƠI NGUỒN TIẾP BƯỚC (Tiếp theo)